Mỡ máu cao gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não với tỷ lệ tử vong rất cao. Bên cạnh chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần tìm hiểu mỡ máu cao nên ăn gì để giảm mỡ máu và phòng tránh tai biến.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều trường hợp tăng mỡ trong máu là do chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất béo có hại. Khi có quá nhiều chất béo mà cơ thể không kịp đào thải hay chuyển hóa, chúng sẽ làm tăng lượng mỡ dư thừa. Lượng mỡ máu tích tụ lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như gan, tim, thận… Nguy hiểm hơn, nếu mỡ tích tụ thành các mảng xơ vữa ở động mạch sẽ dễ dẫn tới tai biến.
Một vài sự thay đổi nhỏ trong lối sống bắt đầu bằng chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh mỡ máu cao tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý thực phẩm cho người mỡ máu cao để ngăn ngừa nguy cơ tai biến.
1. Thực phẩm cho người mỡ máu cao: Chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại đậu, hạt, ngũ cốc, hạt lanh, táo và các loại trái cây họ cam chanh. Cơ thể thực ra không có các enzyme nhất định để phá vỡ chất xơ hòa tan, nên chất xơ sẽ đi qua đường tiêu hóa, hút nước và tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
Trên đường di chuyển, chất xơ hòa tan cũng sẽ hấp thụ mật, một chất được sản xuất bởi gan để tiêu hóa chất béo. Sau đó, chất xơ và mật kèm theo sẽ được bài tiết ra theo phân. Mật được tạo ra từ cholesterol, thế nên khi gan cần tạo ra nhiều mật hơn, nó sẽ kéo cholesterol ra khỏi máu, từ đó làm giảm cholesterol một cách tự nhiên.
Đang xem: ăn gì giảm mỡ máu
Tình trạng tiêu thụ chất xơ hòa tan thường xuyên có thể làm giảm 5 – 10% cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL. Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên ăn ít nhất 5 – 10g chất xơ hòa tan mỗi ngày để có được hiệu quả giảm cholesterol tối ưu.
2. Mỡ trong máu cao nên ăn gì? Rau củ quả
Rau củ quả là câu trả lời trong danh sách “Mỡ trong máu cao nên ăn gì?”. Rau củ quả là những thành phần tự nhiên giúp giảm nồng độ cholesterol. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa cholesterol LDL khỏi oxy hóa và hình thành các mảng bám trong động mạch.
3. Các loại gia vị giúp giảm mỡ máu
Một số loại gia vị có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa ở hàm lượng cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi, nghệ và gừng đặc biệt có hiệu quả giảm cholesterol khi ăn thường xuyên. Nếu bạn duy trì thói quen ăn một tép tỏi mỗi ngày trong vòng 3 tháng thì lượng cholesterol toàn phần có thể giảm đến 9%.
Ngoài công dụng giảm cholesterol, một số loại gia vị còn chứa chất chống oxy hóa ngăn cản cholesterol LDL bị oxy hóa, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong động mạch. Các loại gia vị như bạc hà, đinh hương, tiêu và quế sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn và giúp bạn hạ mỡ máu thông qua thực đơn hàng ngày.
Gia vị không chỉ làm món ăn ngon hơn mà còn ngăn ngừa sự chuyển hóa lipid bất thường, giúp phòng ngừa sự hình thành mỡ máu từ gốc.
Xem thêm: Mỹ Tâm: Tin Tức, Hình Ảnh Mới Nhất Của Ca Sĩ Mỹ Tâm, Hình Ảnh Mới Nhất Của Ca Sĩ Mỹ Tâm
4. Trà xanh có lợi cho người mỡ máu cao
Nghiên cứu cho thấy việc uống trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần đến 7mg/dL và giảm cholesterol xấu đến 2mg/dL. Trà xanh làm giảm sự sản xuất cholesterol LDL trong gan, đồng thời tăng cường quá trình loại bỏ LDL ra khỏi máu. Ngoài ra, thành phần giàu chất chống oxy hóa trong trà xanh còn giúp ngăn chặn cholesterol LDL không bị oxy hóa và ngăn sự hình thành mảng xơ vữa trong động mạch.
5. Chất béo không bão hòa
Khi tìm hiểu mỡ trong máu cao nên ăn gì để giảm mỡ máu, nhiều người thường có xu hướng loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng có hại. Bạn nên giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat). Các nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn.
Thay vào đó, người mắc bệnh mỡ máu cao nên chuyển sang các loại chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa đa (omega-3 và omega-6) thường có trong các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, cá trích… Trong khi đó, nguồn chất béo bão hòa đơn lại có nhiều trong trái bơ và hầu như tất cả các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu canola, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu hạt lanh…
Chất béo không bão hòa không chỉ làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL mà còn làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL.
Xem thêm: 1 Ngày Nên Ngủ Mấy Tiếng – Chỉ Ngủ Được 6 Giờ Mỗi Đêm, Có Sao Không
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải quyết được thắc mắc “Mỡ trong máu cao nên ăn gì?”. Để đạt hiệu quả trị mỡ máu cao, không phải cứ tập trung vào giảm mỡ máu là giải quyết được vấn đề. Bạn nên hướng đến giải pháp làm tăng sức bền thành mạch máu, kiểm soát đường huyết để giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao gây ra.